Tiếng Trung Giản thể và tiếng Trung Phồn thể
Nhiều bạn du học sinh có thắc mắc rằng tiếng Trung Phồn thể và tiếng Trung giản thể có gì khác nhau ? Vì sao muốn đi du học Đài Loan lại bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Trung Phồn thể ( Tocfl ), trừ trường hợp du học bằng tiếng Anh. Hai loại ngôn ngữ này có đặc điểm gì khác nhau về hình thức, cách viết, cách sử dụng ? Hãy cùng Nhật Đài tìm hiểu nhé !
1. Tiếng trung phồn thể và giản thể là gì ?
1.1. Tiếng Trung giản thể
Tiếng Trung giản thể – Chữ Giản Thể: Loại chữ hiện đang được sử dụng chính thức tại Trung Quốc đại lục, Singapore. Loại chữ Hán giản thể này được tạo ra bằng cách giảm số nét viết của chữ Hán truyền thống. Nhiều chữ được đơn giản hóa bằng cách áp dụng các quy luật thông thường. Ví dụ như bằng cách thay thế một số bộ bằng bộ khác gần với quy tắc cũ. Theo cách mà chữ Hán đã được sáng tạo ra, đặc biệt là chữ biểu thị âm và ý nghĩa. Nhiều chữ được đơn giản hóa không theo quy tắc. Nhiều chữ được đơn giản hóa thì không đồng dạng với chữ truyền thống.
1.2. Tiếng Trung phồn thể
Tiếng Trung phồn thể – Chữ Phồn Thể là loại chữ truyền thống. Hiện đang được sử dụng phổ biến ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều. Thuật ngữ phồn thể hoặc chính thể được sử dụng để phân biệt với giản thể. Một hệ thống chữ viết tiếng Trung được giản lược nét. Hoặc điều chỉnh bộ do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định áp dụng từ năm 1949.
2. Tiếng trung giản thể và tiếng trung phồn thể khác nhau như thế nào?
2.1. Tiếng Trung Phồn thể
Tiếng Trung Phồn thể và tiếng Trung Giản thể chỉ khác nhau ở hình thức viết. Hoàn toàn không ảnh hưởng tới khả năng nói tiếng Trung. Hiện nay, Tiếng Trung Giản thể được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc ( không phải tiếng địa phương). Đài Loan phân biệt bằng tiếng Trung Phồn thể. Nếu bạn muốn sang Đài Loan du học, làm việc hay định cư thì bạn bắt buộc phải học tiếng Phồn thể.
Tiếng Trung Phồn Thể là hệ thống chữ viết đã được người Trung Quốc sử dụng hàng ngàn năm trước. Đó là một hệ thống chữ viết rất phức tạp. Người Trung Quốc không sử dụng các chữ cái như trong ngôn ngữ của người phương Tây. Họ dùng các ký tự có thể tượng trưng cho nhiều thứ. Các ký tự này phát triển rất tinh vi và phức tạp qua năm tháng, và học viết tiếng Trung Quốc là một thách thức cả với người bản xứ.
2.2. Tiếng Trung Giản thể
Tiếng Giản Thể đúng như tên gọi của nó – được đơn giản hóa từ tiếng trung Phồn Thể. Được xúc tiến sau Thế Chiến Thứ II bởi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chữ viết của tiếng Giản Thể ban đầu giống với tiếng Phồn Thể về phương diện từ vựng. Ngoại trừ phần lớn các ký tự được dùng để viết được đơn giản hóa theo nghĩa đen. Nhiều nét tinh vi được loại bỏ và các ký tự được giảm thành các dạng cơ bản hơn và dễ ghi nhớ hơn.
Qua thời gian, các khái niệm mới được đưa vào cả hai hệ thống chữ viết và đó là nơi chúng tách ra một chút, hình thành các hệ thống chữ viết thực sự phân biệt. Tuy nhiên, phần lớn những người thông thạo tiếng Trung Phồn Thể vẫn có thể đọc tiếng Giản Thể khá dễ dàng. Trong khi đó, người học tiếng Giản Thể chưa chắc đã có thể đọc hay dịch tiếng Hoa Phồn Thể.
Trên đây là những điều cơ bản để ta có thể phân biệt giữa tiếng Trung Phồn thể và tiếng Trung Giản thể. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn.
Các bạn đọc thêm tại đây.