Tết Trung thu – Lễ hội đặc biệt của Đài Loan
Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống của người Đông Á, trong đó có Đài Loan và Việt Nam. Ở Đài Loan, người ta còn có một tên gọi khác là Tết Đoàn Viên. Là thời gian để mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Khác với Việt Nam, Tết Trung thu ở Đài Loan được coi là quốc lễ và được nghỉ một ngày để mọi người vui chơi. Ở mỗi nước thì lại có cách tổ chức của riêng mình, có những nét đặc sắc khác nhau. Chúng ta thử tìm hiểu xem ở Trung thu ở Đài Loan có gì khác so với Việt Nam nhé.
Các bạn có thể đọc thêm tại đây.
Nguồn gốc Tết Trung thu
Trung thu thường được tổ chức vào Rằm 15 âm lịch hàng năm. Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Đài Loan cũng như Việt Nam. Nó có nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu. Vậy hãy cùng nhau quay ngược thời gian để cùng tìm hiểu về nguồn gốc của nó nhé.
Nhiều người cho rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng sự thật là mỗi quốc gia lại có một nguồn gốc khác nhau. Trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Còn ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.
Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông.
Ông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu. Vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Quý Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra Tết Trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.
Tại sao Tết Trung thu lại treo đèn lồng ?
Đến ngày này, những con đường, góc phố ở Đài Loan ngập tràn trong ánh sáng đèn lồng. Đèn lồng đỏ được treo khắp nơi, những chiếc lồng đèn với đầy đủ màu sắc, hình dạng. Cũng là đồ chơi yêu thích của các em nhỏ, cùng nhau rước đèn lồng khắp phố phường. Theo bậc thầy đèn lồng người Đài Loan là Wu Dunhou, đèn lồng được sử dụng tại đám cưới (đèn lồng cung đình, kiểu đèn tròn màu đỏ tươi) là biểu tượng cho sự vui vẻ.
Lồng đèn đã xuất hiện tại Trung Hoa từ khoảng 1800 năm trước, vào thời Tây Hán. Hàng năm, vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch, người ta treo những chiếc đèn lồng màu đỏ để tạo bầu không khí lễ hội. Kể từ đó, đèn lồng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các dịp lễ hội ở Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có một câu chuyện khác về Tết Trung thu
Bên cạnh đó còn có một truyền thuyết kể rằng : Ngày xưa, dọc một bờ sông nọ, có một ngôi làng rất đông đúc, phồn thịnh. Một ngày, từ dưới sông bỗng có một con cá chép thành tinh xuất hiện. Con cá này thường lên bờ vào đêm trăng tròn tháng tám tìm bắt người ta để ăn thịt. Nhiều người phải bỏ làng mà đi. Làng xóm vì vậy mà trở nên thê thảm, tiêu điều.
Một hôm có nhà sư vân du qua đó, nghe dân làng kể lại, ông mới bày cho dân làng làm mỗi nhà một cái lồng đèn hình con cá chép thật lớn, bên trong là nan tre, bên ngoài phủ vải. Đến rằm trung thu, dân làng đem lồng đèn treo trước cửa, thắp nến sáp bên trong. Cá chép thành tinh lên bờ tìm người để ăn thịt, đi đến nhà nào nó cũng thấy lồng đèn cá chép, tưởng là nhà của đồng loại nên nó bỏ đi.
Từ đó, mỗi năm cứ đến rằm trung thu, dân làng lại làm lồng đèn cá chép. Tục này ngày càng lan rộng ra khắp nơi, trở thành một thú vui trong ngày Trung thu.
Tặng quà
Ngoài treo đèn lồng, vào đêm rằm Trung thu người ta còn tặng quà cho nhau. Món quà như một cách thể hiện sự yêu mến, thân thiện của mình với đối phương. Thông thường, món quà chúng ta hay tặng nhau vào dịp này không gì khác đó là bánh trung thu. Tuy nhiên ở Đài Loan có một điều lạ nữa là người ta còn tặng nhau những trái bưởi to, tròn, chín mọng. Đây cũng được xem là một bản sắc văn hóa Đài Loan độc đáo trong ngày Tết Đoàn Viên.
Bánh Trung thu
Bánh Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bánh trung thu vừa để cho gia đình vừa như một món quà tặng người thân, bạn bè. Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.
Nướng thịt
Không giống như một số quốc gia khác, ngoài bánh trung thu và bưởi, một món ăn khác rất phổ biến vào ngày trung thu: thịt nướng. Thói quen ăn đồ nướng trong dịp tết Trung Thu bắt đầu rất ngẫu nhiên. Bắt đầu từ một quảng cáo tương ở Đài Loan từ rất lâu về trước với slogan: “Một nhà nướng thịt vạn nhà thơm”. Quảng cáo được phát liên tục trong nhiều năm, trở nên quen thuộc và phổ biến tại Đài Loan. Thậm chí trở thành thói quen của người Đài. Giờ đây thì thịt nướng và các món đồ nướng đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu ở xứ sở này. Thậm chí, bạn có thể thấy người ta cắt cả bánh Trung thu và đặt lên bếp nướng, sau đó thưởng thức ngon lành.
Trong quan niệm của người Đài Loan, nướng thịt đem lại không khí ấm áp của ngày Tết Trung Thu. Nó tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm của cả gia đình. Chính vì thế mà Tết Trung Thu Đài Loan còn có một tên gọi khác là Tết Thịt Nướng.
Tóm lại,
Vì vậy, Trung thu năm nay nếu có dịp ghé thăm Đài Loan. Hãy đến và trải nghiệm không khí ngày Rằm Trung thu tại đây . Nếu được dân địa phương mời về cùng chung vui Trung thu với gia đình họ. Hãy mang theo bánh Trung thu hoặc bưởi. Một sự lựa chọn hoàn hảo khác là tặng thịt hay món đồ nướng gì đó. Để tạo nên một bữa tiệc đoàn viên thêm phần vui vẻ và đầy đủ. Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời tại Đài Loan.